Phân biệt cụ thể gốm sứ cổ và gốm sứ giả cổ
Đối với những người chơi gốm cổ chuyên nghiệp. Vấn đề phân biệt và nhận biết hàng thật hay hàng giả không còn là vấn đề quá khó khăn. Nhưng sẽ không phải là vấn đề dễ dàng đối với những người không chuyên, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Vậy hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt gốm cổ và gốm giả cổ do INLOGO sưu tầm. Tuy không thật dễ dàng, nhưng chút ít gì đó kinh nghiệm cho người không chuyên.
1. Gốm Sứ Cổ – Đồ sứ giả cổ là gì?
Gốm sứ cổ.
Gốm cổ là những đồ gốm có niên đại cách đây hàng trăm năm, hàng nghìn năm. Mang trong mình giá trị cao có hình dáng, hoa văn độc đáo riêng. Thông thường, mỗi sản phẩm gốm cổ tồn tại đến ngày nay, số lượng không nhiều. Nên ngoài giá trị vật chất của chúng được đánh giá dựa trên niên đại và chất liệu tạo nên sản phẩm gốm cổ đó. Nó còn mang một giá trị nghiên cứu rất cao.
Do đặc tính “cổ” nên gốm sứ cổ đôi khi bị tác động bởi yếu tố thời gian. Tác động của quá trình khai quật, nên hình dáng đôi khi không còn nguyên vẹn bị hư hại, biến dạng. Không còn rõ nét hoa văn, đôi lúc thì mờ nhạt. Gốm sứ cổ thật hiếm khi nó còn nguyên vẹn và hoa văn rõ nét.
Đồ gốm giả cổ.
Chính vì vậy, những nghệ nhân tài hoa đã phục chế những cổ vật này. Phục chế về nguyên trạng một cách chân thực nhất có thể. Và đó chính là những sản phẩm đồ gốm sứ giả cổ. Chính vì yêu cầu về độ chính xác từ chất liệu, mực vẽ, hoa văn đến cái hồn của cổ vật. Nên rất khó và không có nhiều nghệ nhân trong lĩnh vực này.
Và đây chính là thử thách dành cho những người đam mê đồ cổ. Làm thế nào để phân biệt chúng? Dưới đây là một số cách phân biệt đồ gốm sứ cổ sẽ giúp bạn làm điều đó.
2. Gốm cổ, nó khác gốm giả cổ như thế nào?
2.1 Phân biệt gốm cổ và gốm giả cổ qua vết rỉ sét
Đồ Gốm sứ được làm hoàn toàn bằng đất sét. Một loại vật liệu có chứa các khoáng chất vi lượng và tạp chất, bao gồm cả các hạt kim loại. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của đồ cổ, các nhà sưu tầm và thẩm định thường dựa vào.
Nhận biết gốm cổ và giả cổ. Gốm cổ theo thời gian, các hạt kim loại sẽ bị oxi hóa trong môi trường tự nhiên. Chúng tạo thành các lớp gỉ sét trên bề mặt sản phẩm.
Tình trạng của các vết rỉ sét này để dùng xác định thời điểm ra đời của một sản phẩm gốm sứ cổ. Tuy nhiên, những vết rỉ sét này hiện nay có thể làm giả được, nhưng không thể hoàn hảo và qua mắt những nhà sưu tập đồ cổ chuyên nghiệp.
2.2 Nhận diện gốm cổ qua lớp men bên ngoài.
Gốm sứ vốn được ưa chuộng bởi độ bền, vẻ ngoài sáng bóng và mịn màng. Gốm cổ có thể trở lại tình trạng như mới dù nằm dưới lòng đất hàng thế kỷ. Tuy nhiên, các sản phẩm gốm cổ thường có lớp men phai lợt theo thời gian; gọi là lớp “men tuột”. Do đó bề mặt gốm mờ nhạt và các họa tiết văn mờ ảo.
Nguyên nhân chính là do trước khi đưa vào lò nung. Các sản phẩm gốm sứ được tráng một lớp hỗn hợp lỏng-sền sệt có thành phần chính là silic dioxit. Dưới nhiệt độ nung cao, Silic dioxit nóng chảy và chuyển thành lớp men trong suốt bao phủ lên bề mặt gốm sứ.
Lớp men này mang lại vẻ sáng bóng mịn màng; giúp gốm sứ không bị ngấm nước. Đôi khi, lớp men này được sử dụng để bảo vệ các hoa văn trang trí trên bề mặt gốm. Các sản phẩm gốm sứ mới sẽ có bề mặt sáng bóng, phản chiếu ánh sáng. Còn với những sản phẩm gốm sứ cổ, bề mặt sẽ không được sáng bóng, hơi mờ do tác động của thời gian.
2.3 Nhận biết qua độ co ngót của hình ảnh trên gốm sứ cổ
Các sản phẩm gốm cổ thường có hoa văn vẽ tay. Độ màu trên các lớp của các họa tiết trang trí khác nhau. Các màu sắc hình vẽ bên lớp ngoài bị biến đổi cùng lớp men phủ. Thường bị phai màu do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Tạo độ biến màu không đồng đều, nếu thường xuyên quan sát giữa sứ cổ thật và gốm sử giả cổ bạn có thể nhận ra.
2.4 Phân biệt với những nốt sò, hàu bám dính.
Các sản phẩm gốm sứ được tìm thấy từ biển sâu thường có hiện tượng vỏ sò. Đây là dấu hiệu của một quá trình lâu dài dưới lòng biển; dẫn đến các sinh vật biển sò hay hàu bám vào bề mặt sản phẩm. Khi tìm thấy, sẽ không khó để loại bỏ lớp bám này khỏi bề mặt sứ. Nhưng những nốt bám không thể loại bỏ hoàn toàn, nếu không muốn làm hư hại thêm bề mặt gốm sứ cổ.
3. Kỹ thuật và công nghệ xác định chính xác gốm sứ cổ
Để có thể nhận biết chính xác gốm cổ cần cả một quá trình tiếp xúc và thực hành. Dưới đây là những kỹ thuật mà dân chơi đồ cổ chuyên nghiệp thường sử dụng để nhận biết chính xác một sản phẩm gốm sứ cổ.
3.1 Kỹ thuật nhận biết đồ sứ theo tuổi và màu sắc
Các kỹ thuật viên thường dựa vào niên đại và màu sắc đồ cổ để xác định giá trị cũng như xác định độ thật giả của một sản phẩm gốm sứ.
Trong những thời kỳ đầu của đồ gốm, men trắng xanh. Công nhân Trung Quốc đã mua thuốc nhuộm màu xanh coban từ các thương nhân Ả Rập. thường được gọi là màu xanh Mohammedan. Màu xanh này có ánh tối và hầu hết các sản phẩm được sản xuất trong thời kỳ này đều được trang trí bằng màu xanh đậm.
Vài thế kỷ sau, người Trung Quốc đã tìm ra cách tạo ra thuốc nhuộm màu xanh của riêng họ, có độ bóng sáng hơn. Do đó, họa tiết trên các sản phẩm thời kỳ này nhẹ nhàng hơn và cũng đa dạng hơn về độ đậm nhạt của họa tiết trang trí.
3.2 Niên đại của các sứ cổ và các họa tiết, hoa văn tương ứng
Ở mỗi thời đại sẽ có những họa tiết đặc trưng khác nhau. Vào cuối triều đại nhà Nguyên và đầu nhà Minh. Chùm nho là một họa tiết trang trí quen thuộc. Về sau, họa tiết này dần trở nên lỗi thời và hạn chế sử dụng.
Ngoài ra, các họa tiết đôi khi được quyết định bởi phong cách riêng của từng nghệ nhân. Có một thời, chính Hoàng đế Trung Quốc là người quyết định những họa tiết nào được trang trí trên gốm sứ. Rồng năm móng là biểu tượng của hoàng đế nên hầu hết đồ gốm cung đình đều được trang trí hình rồng.
3.3 Kiểm tra cả thân và đế của đồ gốm.
Trong thế kỷ trước, một lượng lớn gốm sứ đã bị đập vỡ. Đặc biệt, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, nhiều đồ gốm sứ cao cấp đã bị hỏng. Ngày nay, các nhà sản xuất và bán gốm sứ thường tìm kiếm đế bình trong những mảnh vỡ đó và tạo ra những sản phẩm mới trên đó.
Vì hiện nay có rất nhiều công trình xây dựng ở Trung Quốc nên rất dễ phát hiện ra những mảnh gốm cổ chất đống để làm cơ sở xác định. Đây là một ý tưởng thông minh vì nhiều nhà sưu tập thường nhìn vào đế của chiếc bình để xác định tuổi và xem đó có phải là đồ cổ hay không.
3.4 Phân biệt gốm cổ bằng công nghệ quang nhiệt
Công nghệ quang nhiệt là phương pháp phổ biến nhất để xác định đồ gốm cổ. Tuy nhiên, phương pháp này có điểm yếu là phải tách một lượng lớn nguyên liệu dùng để tạo gốm sứ mới có thể thực hiện được.
3.5 Xác định đồ gốm cổ thông qua phân tích quang phổ
Phân tích quang phổ là một kỹ thuật khác để xác định đồ cổ. Tuy nhiên, những kẻ làm giả đã có thể gắn các dấu hiệu nhận biết đồ cổ giả để đánh lừa các nhà thẩm định.
Có một chuyên gia sản xuất gốm sứ Trung Quốc cổ đại ở thị trấn Cảnh Đức. Nơi ngày nay đã trở thành một nơi chuyên sản xuất đồ gốm sứ giả cổ của Trung Quốc. Đất sét cao lanh ở đây có cấu trúc hóa học tương tự như loại được sử dụng để sản xuất gốm sứ Trung Quốc trong hơn 6 thế kỷ.
=====
Trên đây là những cách phân biệt gốm cổ và gốm giả cổ thường được sử dụng mà In Logo đã tổng hợp được. Ở Việt Nam cũng có nhiều làng gốm cổ với những đặc trưng, ngành nghề riêng mang đậm nét văn hóa dân tộc. Bạn có thể tham khảo đến làng gốm truyền thống việt nam để hiểu thêm về những sản phẩm gốm sứ độc đáo, đậm đà văn hóa dân tộc Việt Nam. Bạn có thể chia sẻ thêm với In Logo những cách nhận biết thật giả cho gốm cổ khác qua số điện thoại 090.6700.298
Bài viết cùng chuyên mục
-
Pha cà phê bằng cốc sứ có tốt không?
07-04-2023