5 bước trong quy trình sản xuất gốm sứ chất lượng.
Đằng sau vẻ đẹp tinh tế của gốm sứ là một câu chuyện của những công đoạn sản xuất công phu. Các sản phẩm gốm sứ có truyền thống lâu đời và được đông đảo người dân ưa chuộng. Quy trình sản xuất gốm bao gồm nhiều công đoạn và được tóm gọn thành 5 công đoạn chính từ thấu đất (chọn và xử lý đất), tạo hình gốm, trang trí hoa văn, tráng men và nung thành phẩm. Mỗi công đoạn đều thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ và kinh nghiệm của người nghệ nhân. Cùng IN LOGO tìm hiểu chi tiết từng bước trong quy trình làm gốm sứ ngay sau đây.
1. Lựa chọn và xử lý đất – Thấu đất.
Nguyên liệu chính để làm đồ gốm là đất sét, loại đất được chọn phải vừa có độ dẻo cao, độ co ngót vừa phải và chịu được nhiệt độ cao. Mỗi loại sản phẩm gốm sứ có tỷ lệ pha đất khác nhau tạo nên sự đa dạng về mẫu mã và tính chất.
Đất sét sau khi được lựa chọn sẽ trải qua quá trình trộn và loại bỏ tạp chất. Nếu là lớp đất ít cát, hút nước thì nên trộn thêm cát để thành phẩm không bị nứt khi nung. Tiếp đến là công đoạn loại bỏ tạp chất giúp gốm sứ có độ mịn, trắng và chất lượng tốt nhất.
2. Tạo hình sản phẩm gốm.
Sau khi lựa chọn nguyên liệu, công đoạn tiếp theo là công đoạn tạo hình sản phẩm gốm sứ theo khuôn mẫu đã định sẵn. Thông thường, các nghệ nhân thường sử dụng bàn xoay, khuôn in và đôi bàn tay linh hoạt, khéo léo để tạo ra những sản phẩm gốm sứ theo ý muốn. Sau đó là công đoạn phơi trực tiếp dưới nắng.
Ba phương pháp tạo hình gốm chủ yếu được sử dụng từ trước đến nay gồm: nặn bằng tay, trên bàn xoay, và khuôn. Ngoài ra có thể kết hợp nhiều phương pháp tạo hình cho những sản phẩm đặc biệt. Chi tiết cho từng phương pháp tạo hình cụ thể:
_ Tạo hình bằng bàn xoay: sau quá trình lựa chọn, đất được nhào thành những khối to bằng cổ tay, sau đó được chuốt vót thành từng đoạn ngắn. Nghệ nhân sửu dụng chân phải đạp bàn xoay, hai tay tạo hình liên tục bằng cách xoay tròn ngay tâm của khối đất đang trên mặt bàn xoay. Với phương pháp này, mọi kích thước, độ dày, mỏng đều do bàn tay người nghệ nhân quyết định, chắc chắn có sai lệch nhưng không đáng kể. Tạo hình bằng bàn xoay được dùng cho các sản phẩm có kích thước lớn như chum, vại, hũ.
_ Tạo hình bằng khuôn: thường dùng để sản xuất gốm sứ hàng loạt, hàng loạt như cốc, đĩa, chen,…
_ Tạo hình bằng nặn tay: thường gặp ở các sản phẩm có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao như linh vật, tượng, đỉnh gốm.
3. Hoa văn, họa tiết trang trí.
Một công đoạn quan trọng quyết định tính thẩm mỹ cũng như giá trị trong quá trình sản xuất gốm sứ. Sau khi tạo hình và phơi khô, nghệ nhân dùng bút lông để vẽ, tạo hoa văn, làm tăng tính nghệ thuật thẩm mỹ cho từng sản phẩm. Gốm sứ được trang trí hoa văn bằng các phương pháp sau:
3.1. Vẽ trên gốm, vẽ trên men và vẽ lớp dưới men.
Các nghệ sĩ thường dùng cọ để vẽ trực tiếp lên nền những hoa văn, họa tiết mong muốn. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và đôi bàn tay vô cùng khéo léo. Mỗi thành phẩm là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt. Ngoài ra, để trường tồn có thể sử dụng các phương pháp như vẽ men màu, luồn chỉ, bôi men màu để tạo nên những sản phẩm độc đáo. Các hoa văn được sơn trước khi tráng men được gọi là tráng men trong khi các hoa văn được sơn sau khi tráng men được gọi là tráng men.
Gần đây, người ta sử dụng kỹ thuật vẽ trên xương gốm sau khi qua một lần nung sơ bộ hoặc hấp hoa văn bằng cách trang trí theo hình vẽ in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài; phổ biến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hình thức này không được coi là nghệ thuật sáng tạo trong làng gốm truyền thống Việt Nam.
3.2. Cắt và khoanh vạch các sản phẩm gốm sứ.
Sản phẩm sau khi tạo hình được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi đã cứng sẽ được cạo nhẵn, tạo hình theo ý muốn. Các chi tiết được tạo hình ở giai đoạn này như: tai, quai, bông hoa, con vật nổi. Khắc dấu, khoanh vạch là phương pháp chính được các nghệ nhân sử dụng, sau đó là quá trình nung và tráng men.
3.3. In hoa văn bằng khuôn.
Sau khi tạo hình xương gốm, người thợ thay vì vẽ hay khắc lên thân gốm, họ dùng khuôn gốm có khắc hoa văn âm bản, sau đó ép thành một khối gốm định sẵn, tráng men rồi nung. . Độ dày mỏng của lớp men tạo hiệu ứng, thể hiện các hoa văn định sẵn. Sản phẩm phổ biến được sử dụng phương pháp này là gốm men hoa nâu và gốm men ngọc.
4. Tráng men cho sản phẩm gốm sứ.
Sau công đoạn trang trí, sản phẩm gốm sẽ được nung sơ bộ, sau đó phủ men và nung chính thức. Tùy thuộc vào loại, một số chưa trải qua giai đoạn làm nóng sơ bộ trước đó. Với những sản phẩm có kích thước nhỏ thường được nhúng men. Đối với những sản phẩm có kích thước lớn hơn, người ta thường sử dụng phương pháp dội nước hoặc tráng men.
Tiếp theo là công đoạn sửa men, người thợ tiếp tục sửa sản phẩm lần cuối để đảm bảo nước men đều, không có khuyết tật, cạo bỏ phần thừa một lần nữa trước khi đưa vào lò nung chính thức.
5. Gốm sứ nung thành phẩm.
Đây là một trong những công đoạn cuối cùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất gốm sứ. Người ta thường sử dụng hình thức lò hộp, lò bầu và nguyên liệu là than cám, củi hoặc gas để nung gốm thành phẩm. Tùy theo sản phẩm và loại gốm mà nhiệt độ nung cũng khác nhau. Đối với gốm sứ, nhiệt độ nung khoảng 600 đến 1280 độ C, trong đó gốm đất nung ở nhiệt độ 600 đến 900 độ C, gốm hoa nâu: 1100 đến 1200 độ C, gốm sành sứ nung ở nhiệt độ 1200 đến 1250 độ C. Riêng sứ, nhiệt độ nung cao hơn từ 1280 – 1350 độ C.
Như vậy là In logo vừa cùng các bạn tìm hiểu chi tiết nhất về quy trình làm gốm sứ để tạo nên những sản phẩm vô cùng ấn tượng bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích chuyên ngành sứ nhé! Chúng tôi là dơn vị dịch vụ in ấn quà tặng trên các sản phẩm gốm sứ như: cốc ly sứ, chén dĩa sứ, bộ ấm tách trà sứ, v.v… Liên hệ chúng tôi khi có như cầu quà tặng in ấn qua số: 090.6700.298
Bài viết cùng chuyên mục
-
Pha cà phê bằng cốc sứ có tốt không?
07-04-2023