SỔ TAY KHỞI NGHIỆP: STARUP DỄ HAY KHÓ
Các bạn trẻ ngày nay không còn lạ lùng gì nữa với cụm từ khởi nghiệp hay start-up. Đây được xem là sự lựa chọn của rất nhiều bạn. Vậy ở thị trường kinh tế Việt Nam hiện nay, start-up dễ hay khó, hãy cùng sổ tay khởi nghiệp tìm hiểu.
Hiện tại, ở Việt Nam, từ năm 2016 đến nay các doanh nghiệp mọc lên như nấm sau mưa, đa số là các mô hình nhỏ và vừa, tuy số lượng nhiều như thế nhưng chất lượng còn là vấn đề nhiều người quan tâm. Số lượng các start-up thành công chiếm tỉ lệ nhỏ, đặc biệt hơn, rất nhiều doanh nghiệp còn không thể duy trì được thời gian dài. Hãy cùng Sổ tay khởi nghiệp lí giải câu hỏi về khởi nghiệp ở nơi đây.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là khởi nghiệp dễ hay khó? Đặc biệt ở Việt Nam
Theo nhiều nguồn nghiên cứu, các công ty khởi nghiệp ở nước ta rất nhiều, được xem ở tầng lớp cao trong khu vực nhưng lượng startup về công nghệ thì còn thua rất xa các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Các số liệu thống kê cho thấy, các mô hình khởi nghiệp ở Việt Nam thì nhiều nhưng để duy trì được thì lại không bao nhiêu. Rất ít các nơi đáp ứng được các tiêu chí như giá trị được định giá, doanh thu,…
Và một con số đáng quan tâm nữa là đa số những người thành công đã từng thất bại ở các mô hình trước, hoặc ở độ tuổi tầm 30.
Vậy nguyên nhân của những thực trạng này là do đâu?
Sai lầm ngay bước chiến lược
Startup và Entrepreneur – Bạn nghĩ chúng giống nhau? Đó chính là bước sai lầm đầu tiên, chúng dành để chỉ 2 nhóm khác nhau, trong đó startup chính là việc kinh doanh đi kèm ý tưởng, còn định nghĩa còn lại để chỉ những người tự làm chủ cho công việc mình. Chính việc hiểu sai đã khiến những bạn trẻ hoạch định sai cho những chiến lược của mình. Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại.
Theo nhiều cuốn sổ tay khởi nghiệp, một startup cần tuân thủ 6 bước nền tảng bao gồm: Xác định chiến lược -> Xác định mô hình kinh doanh -> Xác định mô hình hoạt động phù hợp với định hướng và mô hình kinh doanh -> Xây dựng cơ cấu tổ chức -> Chuyển đổi văn hóa ->Thực hiện.
Nhiều bạn trẻ ngay khi có ý tưởng đã vội vã lao vào kinh doanh mà không hiểu rõ bản chất sâu trong doanh nghiệp mình là gì, điều này rất dễ gây mâu thuẫn khi cùng hợp tác. Việc có những suy nghĩ hoạch định khác nhau khi làm việc cùng nhau sẽ rất dễ giết chết doanh nghiệp. Điều mà các bạn khởi nghiệp đặc biệt là các bạn trẻ cần là sự lắng nghe, học hỏi, không phải sự cố chấp quyết liệt và luôn cho là mình đúng – một lỗi rất cơ bản của đại đa phần hiện nay.
Đến đây, bạn cũng phải quan trọng khâu thực hiện, tưởng chừng chỉ là làm lại theo kế hoạch nhưng đây cũng không phải điều dễ dàng. Rất nhiều yếu tố tác động đến khi bạn thực sự bước vào thực hiện và bạn cần phải cực lưu tâm và chú trọng các bước.
Thiếu hiểu biết pháp lý
Pháp lý, một vấn đề mà bất kì quyển sổ tay khởi nghiệp nào cũng nêu và nhắc bạn lưu tâm. Rất nhiều bạn trẻ lao vào kinh doanh nhưng không hiểu biết nhiều về pháp lí. Không ít nhà sáng lập trẻ chỉ quan tâm đến sự phát triển của startup mà không chú ý nhiều đến các rủi ro liên quan đến yếu tố lựa chọn sai loại hình doanh nghiệp. Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác.
Một trog các vấn đề nhức nhối thường được đề cập nữa chính là vấn đề về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Vấn đề này luôn là vấn đề nhạy cảm. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam, nơi mà có rất nhiều trường hợp vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để startup có thể nhận được sự bảo hộ từ pháp luật khi cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi về thương hiệu, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra cho startup.
Nhiều startup trẻ do không có đủ nhận thức về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh. Ví dụ điển hình là không đủ khả năng xem xét các loại hợp đồng dẫn đến thất thu, lỗ,… Nói chung đây là vấn đề rất quan trọng, vừa dễ vừa khó đối với các bạn lựa chọn con đường startup.
Nhu cầu về vốn
Một vấn đề cũng rất thiết thực đó là chính về vốn. Một cá nhân start-up thì thường phải tự đi huy động vốn hoặc là trông chờ các quỹ đầu tư. Vấn đề doanh nghiệp rất thiếu là ở Việt Nam hiện nay, hệ sinh thái này dường như là không có.
Cũng vì chính lí do đó vấn đề khởi nghiệp của người trẻ Việt hiện đang gặp rất nhiều khó khăn bởi quy trình ngược với các nước. Để giúp đỡ các nhà khởi nghiệp trẻ thì Việt Nam cần xây dựng một
Với nhiều điểm hạn chế hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nếu muốn xây dựng một quốc gia khởi nghiệp thì phải xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp, phải kêu gọi được những nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường.
Hành chính hay hành là … chính
Những thủ tục hành chính luôn là một nỗi ác mộng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Những vấn đề như thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh,… là đề tài cho nhiều cuộc thảo luận nhưng kết quả thì vẫn nằm mãi tận đâu đâu. Một ví dụ điển hình, theo thống kê hồi năm 2016, tổng giá trị đầu tư vào các startup tại khu vực Đông Nam Á là khoảng 1,5 tỷ USD. Song ở Việt Nam, con số này chỉ là dưới 100 triệu USD, 80% số tiền còn lại đổ vào Indonesia và Singapore bởi chính sách hỗ trợ startup, gọi vốn của họ tốt hơn nhiều so với Việt Nam.
Việc xây dựng khung pháp lí làm sao để hỗ trợ hết mình cho các nhà kinh doanh cũng là một vấn đề chắc chắn sẽ hot trong thời gian tới cũng như làm phong phú và năng động hơn nền kinh tế nước nhà.
Hi vọng bài viết trên của sổ tay khởi nghiệp đã giúp các bạn trẻ hiểu thêm cũng như hình dung được môi trường kinh tế kinh doanh tại Việt Nam.
Công ty TNHH in ấn quà tặng quảng cáo INLOGO
Xem thêm bài viết liên quan:
Bài viết cùng chuyên mục
-
Pha cà phê bằng cốc sứ có tốt không?
07-04-2023